Odo xe máy - Những điều cần biết – DẦU NHỚT SINGAPORE
ODO XE MÁY - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

ODO XE MÁY - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Khi tìm hiểu về xe máy, chắc chắn các bạn đã từng nghe đến cụm từ “odo xe máy”. Vậy odo xe máy là gì? Odo xe máy có tác dụng cũng như nguyên lý hoạt động như thế nào? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết sau đây nhé!

Odo xe máy là gì?

Odo là viết tắt của từ Odometer, dịch ra tiếng Việt nghĩa là đồng hồ đo quãng đường mà xe đã đi được. Odo xe máy ngoài việc thiết kế nhằm giúp người sử dụng có thể biết được quãng đường mình đã đi còn có công dụng khác đó là thông báo cho người dùng biết được lúc nào cần thời điểm thay nhớt, bảo dưỡng xe máy.

Odo xe máy - Những điều cần biết

Odo là viết tắt của Odometer

Một vài vấn đề cần lưu ý về odo xe máy

Lịch sử phát triển của Odo

Odo có quá trình phát triển với khá nhiều thay đổi. Theo đó, odo ra đời vào năm 1600 và được dùng trên những phương tiện như xe ngựa. Tiếp đó, đến năm 1645, nhà toán học người Pháp là Blaise Pascal đã dựa trên phiên bản cũ và tạo ra bộ máy Pascaline. Dù chưa phải một chiếc đồng hồ thực thụ nhưng nó lại được trang bị bánh răng có thể đo được quãng đường đã đi.

Đến năm 1895, Curtis Hussey Veeder đã phát minh ra một dạng đồng hồ na ná Odo với cái tên Cyclometer. Đồng hồ này của Veeder có khả năng đếm được số vòng quay của bánh xe và sau đó dùng sợi dây truyền động để tính ra được quãng đường đi được rồi hiển thị lên trên đồng hồ.

Odo xe máy - Những điều cần biết

Một mẫu Odo cổ

Năm 1903, 2 anh em nhà Warner là Arthur P. và Charles H. đã cho ra đời odo-auto-meter sử dụng nam châm để đo lường mọi sự chuyển động của trục, tính toán quãng đường đã đi và vận tốc di chuyển. Thiết bị này cho các thông số chính xác hơn các thiết bị trước gấp nhiều lần. Odometer hiện nay được trang bị trên xe máy đều là odo-auto-meter cải tiến.

Đồng hồ tốc độ trên xe máy có phải là odo không? 

Câu trả lời chắc chắn là không. Bởi lẽ, đồng hồ tốc độ chỉ có nhiệm vụ là đo tốc độ mà thôi. Trong khi đó, odo là số km đã đi được. Theo nguyên tắc vận hành, odo càng lớn nghĩa là xe được càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, nguyên tắc này có thể bị thay đổi nếu có sự can thiệp của các “nhà dịch vụ”.

Độ chính xác của Odo 

Odo hiện tại được ứng dụng trên xe máy đều hoạt động theo nguyên lý đếm số lần quay của các bánh xe, từ đó có thể ước lượng được số quãng đường đi được. Nếu thiết bị này tính toán chưa chuẩn thì có thể do lớp mòn có kích thước không chuẩn hoặc nặng.

Kiểm tra Odo 

Như đã nói ở trên, odo có thể điều chỉnh được bằng cách tua ngược lại. Việc thay thế, sửa chữa này có thể khiến cho km bị thay đổi. Bên cạnh đó, việc thay đổi này còn có mục đích là đánh lừa những người mua xe cũ để tăng giá trị của xe. Để có thể biết được xe đã chạy được bao nhiêu km một cách chính xác nhất, các bạn có thể tham khảo một vài cách sau:

  • Kiểm tra lịch sử của xe

Khi bạn biết được lịch sử của xe thì sẽ biết được gói bảo hiểm cũng như những thiệt hại đáng kể trên chiếc xe. Khi kiểm tra lịch sử xe mà phát hiện công tơ mét bị sai số thì người mua người sở hữu có thể đòi bồi thường hoặc không mua.

  • Kiểm tra giấy chứng nhận MOT

Số odo đi được hàng năm sẽ được ghi lại trên MOT. Do đó, khi mua xe các bạn cần xem qua giấy chứng nhận này để đảm bảo sẽ không có sự sai số giữa năm nay và năm trước đó. Cụ thể, các bạn hãy để mắt đến việc trong 5 năm xe đi được 20.000km nhưng sang đến năm thứ 6, xe lại chỉ đi được có 1.000km. Điều này chắc chắn odo đã bị chỉnh sửa.

  • Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng

Mỗi khi đi bảo dưỡng, thợ bảo dưỡng sẽ ghi lại số km đã đi được dưới yên xe để có thể biết được số km đi được có tăng chính xác theo thời gian không. Tuy nhiên, việc ghi lại này chỉ diễn ra tại các trung tâm bảo dưỡng chính hãng mà thôi. Đối với các trung tâm ngoài thì họ sẽ không ghi, nếu có thì cũng có thể bị làm giả.

  • Kiểm tra điều kiện của xe

Hầu hết mỗi chiếc xe đều được sản xuất với chất lượng khá tốt nên các bạn sẽ rất khó có thể đánh giá được số km đi được dựa trên tình trạng xe. Tuy nhiên các bạn cũng vẫn cần kiểm tra để có những đánh giá nhất định và có quyết định chuẩn xác hơn. Cụ thể, về bề ngoài, các bạn nên kiểm tra xem lớp sơn có mới hay không.

Những vết sơn mới thường để che đi những vết trầy xước do va quệt. Ngoài ra, các bạn nên kiểm tra thêm các bộ phận như bánh xe, công tắc… Về “nội thất”, các bạn có thể kiểm tra động cơ, các con ốc, hệ thống phanh…

Với các thông tin kể trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về odo xe máy là gì. Dù odo sẽ không phản ánh được chắc chắn tình trạng của chiếc xe nhưng nó sẽ phần nào là căn cứ để các bạn sẽ đưa ra được những quyết định chuẩn xác hơn. Chúc các bạn có quyết định đúng đắn khi mua xe!

Nguồn: Sưu tầm

----------------------------------------------

CÔNG TY TNHH DẦU NHỚT SINGWING

"Singwing Singapore 100% NHẬP KHẨU - GIÚP TĂNG 150% TUỔI THỌ ĐỘNG CƠ"

Tags: chia sẻ
← Bài trước Bài sau →